- Ông Nguyễn Thiện Nhân 'đặt hàng' trường Bách khoa xây dựng đô thị thông minh
Thứ Hai 30/10/2017
Bí thư Thành ủy TP HCM đề nghị ĐH Bách khoa nghiên cứu sâu 3 lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh, vi mạch và thiết bị nông nghiệp.Bí thư Thành ủy TP HCM đề nghị ĐH Bách khoa nghiên cứu sâu 3 lĩnh vực xây dựng đô thị thông minh, vi mạch và thiết bị nông nghiệp.
Ngày 27/10, tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM), Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, thành phố đang cần nền tảng mới về nguồn nhân lực cũng như khoa học, công nghệ chất lượng và bền vững hơn để phát triển.
Bối cảnh này đòi hỏi các trường đại học, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học phải nỗ lực đáp ứng được những đòi hỏi và yêu cầu của xã hội.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân tham quan vườn ươm công nghệ Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP HCM). Ảnh: Mạnh Tùng.
Ông cho biết, TP HCM vừa đặt hàng Đại học Quốc gia TP HCM và một số đại học rà soát quy hoạch ba quận phía Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) trở thành khu đô thị sáng tạo. Khẳng định Đại học Bách khoa với thế mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ, ông muốn trường tham gia triển khai hiệu quả đề án xây dựng đô thị thông minh của thành phố.
Một số công việc trọng tâm như xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho TP HCM, nghiên cứu các giải pháp thông minh cho các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục.
Ông Nhân đề nghị đại học này đẩy mạnh chương trình nghiên cứu, thiết kế vi mạch của thành phố để sản xuất các sản phẩm đầu cuối thông minh có tính ứng dụng cao.
"Trường cần tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các thiết bị, công cụ sản xuất nông nghiệp thông minh, chi phí thấp và phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho các tỉnh thành phía Nam. Bởi nhu cầu công nghệ cho ngành này hiện rất lớn", ông Nhân nói.
Từng giảng dạy rồi làm Hiệu phó Đại học Bách khoa, Bí thư TP HCM bày tỏ sự xúc động khi được trở về thăm lại trường cũ. Ông gửi lời tri ân đến các thế hệ cán bộ, giảng viên của Đại học Bách khoa trong 60 năm đã cùng góp sức xây dựng một trung tâm đào tạo nhân lực kỹ thuật, công nghệ lớn ở Việt Nam.
"Người 60 tuổi thì nghỉ hưu. Nhưng trường đại học thì không có tuổi hưu, tôi mong trường sẽ lớn mạnh hơn nữa", ông nhắn nhủ.
Tại buổi lễ, GS.TS Vũ Đình Thành (Hiệu trưởng Đại học Bách khoa) cho biết, trường được thành lập từ năm 1957, tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật hình thành từ bốn cơ sở đào tạo: Cao đẳng Công chánh, Cao đẳng Điện học, trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, trường Việt Nam Hàng hải.
Năm 1995 trường trở thành thành viên của Đại học Quốc gia TP HCM với tên gọi là Đại học Kỹ thuật, 6 năm sau trở lại với tên gọi Đại học Bách khoa. Tính đến nay, trường đã đào tạo hơn 80.000 kỹ sư, cử nhân và 10.000 thạc sĩ, 200 tiến sĩ.
Sinh viên Đại học Bách khoa với một sáng chế cơ khí. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo ông Thành, sắp tới trường sẽ cải tiến mô hình quản lý và quản trị, hướng tới trường tự chủ. Trường sẽ xây dựng triết lý giáo dục khai phóng, kích thích sự sáng tạo của người học dựa trên kiến thức chuyên môn khoa học công nghệ vững chắc.
"Chúng tôi cũng tập trung nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, thông qua số lượng các bài báo quốc tế ISI, các dự án quốc tế, các hợp đồng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp, địa phương", ông Thành cho biết.
Hiệu trưởng khẳng định, trường tiếp tục tham gia các hoạt động tư vấn và đào tạo hướng nghiệp, tham gia các dự án về khoa học công nghệ của TP HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
- Các Sở GD&ĐT không thu giá dịch vụ dự thi đối với tất cả thí sinh
- TPHCM: Họp phụ huynh học sinh để phổ biến về kỳ thi THPT quốc gia
- Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam sẽ diễn ra từ 19-20/4/2018
- Cơ sở phát triển toàn diện, bền vững giáo dục Đại học
- TP.HCM: Thêm chuẩn tiếng Anh hiện đại cho học sinh lựa chọn
- Đưa năng lực sử dụng ngoại ngữ vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông
- Nâng "trần" số lượng trẻ trong lớp mẫu giáo độc lập tư thục
- Xây dựng trường học thông minh - cần có lộ trình và thí điểm
- TP HCM: Học sinh bật khóc khi đối thoại với lãnh đạo thành phố
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam lên tiếng bảo vệ giáo sinh thực tập bị hành hung
- Tháo gỡ bất cập trong quản lý giáo dục
- TP HCM hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trường phổ thông
- Cải cách chính sách tiền lương đáp ứng đúng nguyện vọng giáo viên
- Khảo sát về tình hình thực hiện nền nếp, kỷ luật trong trường học tại TP.HCM
- Xây dựng trường ĐH có tính cạnh tranh quốc tế với văn hóa nghiên cứu và liên kết doanh nghiệp
- TPHCM dẫn đầu toàn đoàn Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Nam
- Đổi mới dạy học, ôn luyện hướng đến Kỳ thi THPT
- Khen thưởng giáo viên, học sinh tham gia hiến máu tình nguyện
- Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi
- Học sinh TPHCM sẽ chất vấn lãnh đạo ngành giáo dục
- Giáo dục Việt Nam thuộc nhóm phát triển ấn tượng của thế giới
- Trình Ủy ban TV Quốc hội 2 dự thảo Luật, sửa quy chế tuyển sinh THCS
- 5 cô giáo Việt tỏa sáng tại Diễn đàn giáo dục Toàn cầu
- Tham vấn chính sách về giáo dục mầm non khu vực khu công nghiệp
- Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ấn tượng với sức sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh
- Hàng chục nghìn văn bằng quốc tế không được công nhận
- Cần cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo KHKT trong trường phổ thông
- Chi tiết danh sách 1.131 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
- Đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Đức
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Đề nghị bảo vệ danh dự nhà giáo
- Chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng
- Xác định tiêu chí với giảng viên sư phạm
- Hướng tới giáo viên không “chạy đua” theo văn bằng, chứng chỉ
- Thực hiện nghiêm quy trình xét duyệt GS, PGS
- Sau tết, trường mầm non lại khát giáo viên
- Nên công khai hồ sơ khoa học của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017
- Rà soát GS, PGS: ‘Chờ quyết định của Thủ tướng’
- Giảng viên sư phạm sẽ được xếp bậc năng lực theo 3 mức
- Các địa phương ổn định dạy học sau Tết