- Đào tạo Tiếng Anh trong bối cảnh giáo dục 4.0
Thứ Sáu 8/12/2017
- Đó là chủ đề chính của Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 phối hợp với Đại học Thái Nguyên đồng tổ chức trong hai ngày 7 – 08/12.- GD&TĐ - Đó là chủ đề chính của Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III được Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 phối hợp với Đại học Thái Nguyên đồng tổ chức trong hai ngày 7 – 08/12.
Hội thảo quốc tế Viettesol lần thứ III Tham dự hội thảo có đại diện Bộ GD&ĐT, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, chuyên gia Anh ngữ của 9 quốc gia trên thế giới; đại diện các Sở GD&ĐT, các trường ĐH, CĐ, giáo viên và các nhà nghiên cứu về dạy và học tiếng Anh trong cả nước;
Về phía Đại học Thái Nguyên có PGS.TS Trần Viết Khanh – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên.
Hội thảo Viettesol nhằm xây dựng một diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan, từ đó bồi dưỡng và phát triển cộng đồng giảng dạy Tiếng Anh, đề cao tinh thần học tập suốt đời trong toàn thể giảng viên và giáo viên cũng như thúc đẩy việc thực hành, nghiên cứu trong giảng dạy Tiếng Anh trong và ngoài Việt Nam.
Hội thảo lần này hướng tới các mục tiêu cụ thể như: trao đổi và phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả trong giảng dạy Tiếng Anh; gắn kết và mở rộng mạng lưới các giảng viên, giáo viên Tiếng Anh, các nhà giáo dục và nghiên cứu ngôn ngữ Tiếng Anh tại Việt Nam, trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo Bên cạnh đó, Hội thảo cũng là diễn đàn để cập nhật các xu hướng phát triển mới, các cải cách hiệu quả trong nghiên cứu và thực hành giảng dạy Tiếng Anh nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp để áp dụng cho thực tế tại Việt Nam; thúc đẩy việc áp dụng các kết quả trong nghiên cứu khoa học vào thực hành giảng dạy Tiếng Anh; khuyến khích người tham dự là các giáo viên Tiếng Anh bậc phổ thông, đặc biệt là các giáo viên tại khu vực khó khăn; nuôi dưỡng và thúc đẩy văn hóa cởi mở, tôn trọng, đa dạng, công bình, hòa nhập và phát triển bền vững.
Hội thảo sẽ thảo luận theo 7 chủ đề lớn: Đội ngũ giáo viên và các chính sách ngôn ngữ; Các chiến lược cho người học; Dạy ngôn ngữ và kỹ năng; Phương pháp giảng dạy tiếng Anh; Kiểm tra, đánh giá; Xây dựng chương trình và khung chương trình; Ngôn ngữ ứng dụng và văn hóa, đã thu hút được gần 200 báo cáo, tham luận của 168 báo cáo viên.
Ngay trong ngày đầu tiên, Hội thảo đã thành công khi đưa ra được các giải pháp, kinh nghiệm xây dựng một diễn đàn chuyên môn năng động, kết nối dành cho tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhằm bồi dưỡng và phát triển cộng đồng giảng dạy tiếng Anh, đề cao tinh thần học tập suốt đời trong xã hội.
Hội thảo cũng chỉ ra những phương pháp thúc đẩy hoạt động thực hành và công tác nghiên cứu trong giảng dạy Tiếng Anh trong và ngoài Việt Nam.
- Các Sở GD&ĐT không thu giá dịch vụ dự thi đối với tất cả thí sinh
- TPHCM: Họp phụ huynh học sinh để phổ biến về kỳ thi THPT quốc gia
- Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam sẽ diễn ra từ 19-20/4/2018
- Cơ sở phát triển toàn diện, bền vững giáo dục Đại học
- TP.HCM: Thêm chuẩn tiếng Anh hiện đại cho học sinh lựa chọn
- Đưa năng lực sử dụng ngoại ngữ vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông
- Nâng "trần" số lượng trẻ trong lớp mẫu giáo độc lập tư thục
- Xây dựng trường học thông minh - cần có lộ trình và thí điểm
- TP HCM: Học sinh bật khóc khi đối thoại với lãnh đạo thành phố
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam lên tiếng bảo vệ giáo sinh thực tập bị hành hung
- Tháo gỡ bất cập trong quản lý giáo dục
- TP HCM hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý trường phổ thông
- Cải cách chính sách tiền lương đáp ứng đúng nguyện vọng giáo viên
- Khảo sát về tình hình thực hiện nền nếp, kỷ luật trong trường học tại TP.HCM
- Xây dựng trường ĐH có tính cạnh tranh quốc tế với văn hóa nghiên cứu và liên kết doanh nghiệp
- TPHCM dẫn đầu toàn đoàn Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia khu vực phía Nam
- Đổi mới dạy học, ôn luyện hướng đến Kỳ thi THPT
- Khen thưởng giáo viên, học sinh tham gia hiến máu tình nguyện
- Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi
- Học sinh TPHCM sẽ chất vấn lãnh đạo ngành giáo dục
- Giáo dục Việt Nam thuộc nhóm phát triển ấn tượng của thế giới
- Trình Ủy ban TV Quốc hội 2 dự thảo Luật, sửa quy chế tuyển sinh THCS
- 5 cô giáo Việt tỏa sáng tại Diễn đàn giáo dục Toàn cầu
- Tham vấn chính sách về giáo dục mầm non khu vực khu công nghiệp
- Bỏ đề xuất tăng lương nhà giáo và miễn học phí THCS
- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ấn tượng với sức sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh
- Hàng chục nghìn văn bằng quốc tế không được công nhận
- Cần cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo KHKT trong trường phổ thông
- Chi tiết danh sách 1.131 ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS
- Đẩy mạnh hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Đức
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Đề nghị bảo vệ danh dự nhà giáo
- Chọn cách diễn đạt dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng
- Xác định tiêu chí với giảng viên sư phạm
- Hướng tới giáo viên không “chạy đua” theo văn bằng, chứng chỉ
- Thực hiện nghiêm quy trình xét duyệt GS, PGS
- Sau tết, trường mầm non lại khát giáo viên
- Nên công khai hồ sơ khoa học của các ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017
- Rà soát GS, PGS: ‘Chờ quyết định của Thủ tướng’
- Giảng viên sư phạm sẽ được xếp bậc năng lực theo 3 mức
- Các địa phương ổn định dạy học sau Tết