- Hội nghị tuyển sinh trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
Thứ Tư 17/7/2019
- Sáng 17/7, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật...Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu khai mạc hội nghị
GD&TĐ - Sáng 17/7, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH) tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.Tạo điều kiện để các trường làm tốt công tác tuyển sinh
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Lê Hải An chủ trì Hội nghị tại 2 đầu cầu Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chủ trì tại các đầu cầu là giám đốc các đại học, lãnh đạo vụ GDĐH, Thanh Tra, Cục Quản lý Chất lượng và một số đơn vị vụ, cục khác của Bộ.
Tham dự Hội nghị có hơn 1.000 đại biểu là Chủ tịch Hội đồng trường, Giám đốc, Trưởng ban đào tạo các đại học, học viện; Hiệu trưởng, Trưởng phòng đào tạo của 327 trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm trên toàn quốc cùng đông đảo các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực GDĐH.
Tại Hội nghị, Bộ GD&ĐT đánh giá chung tình hình công tác chấm thi, coi thi Kỳ thi THPT quốc gia; công tác tổ chức tuyển sinh của các cơ sở GDĐH, các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.
Cùng với đó, quán triệt những nhiệm vụ cần phải thực hiện ngay nhằm giúp các trường nhận thức rõ hơn công việc cần thực hiện để triển khai công tác tuyển sinh và thực hiện Luật GDĐH.
Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT trực tiếp giải đáp các ý kiến thảo luận, hướng dẫn thực hiện về: Công tác tuyển sinh 2019; Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH; công tác thanh, kiểm tra; kiểm tra, giám sát điều kiện xác định chỉ tiêu tuyển sinh; Cơ sở dữ liệu GDĐH.Đây cũng là dịp Bộ GDĐT trực tiếp lắng nghe những khó khăn, vướng mắc, những đề xuất của các cơ sở đào tạo trong quá trình thực hiện, qua đó giúp các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện để các trường làm tốt công tác tuyển sinh và thực hiện hiệu quả Luật GDĐH.
Tại hội nghị, Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Thị Kim Phụng báo cáo tổng kết công tác tổ chức coi thi, chấm thi và chuẩn bị tuyển sinh trình độ ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy năm 2019. Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH Nguyễn Thu Thủy sẽ báo cáo triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật GDĐH, làm rõ trách nhiệm thực hiện của các cơ sơ GDĐH, cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở GDĐH và của Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại điểm cầu Hà Nội Nhắm tới điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp tổ chức dạy học
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Chúng ta vừa kết thúc kỳ thi THPT quốc gia. Đây là kỳ thi rất quan trọng, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo và cùng phối hợp với các bộ ngành liên quan, địa phương, các Sở GD&ĐT, ĐH, trường ĐH, các tổ chức chính trị xã hội, có thể nói toàn hệ thống chính trị cùng tham gia vào kỳ thi này. Cho đến thời điểm này, kỳ thi được đánh giá thành công.
Bộ GD&ĐT đã phân tích rất kĩ phổ điểm các môn thi và từng địa phương; trong Hội nghị Giám đốc Sở GD&ĐT tới đây, sẽ bàn kĩ tại sao môn học này, địa phương kia lại có kết quả thấp - để mổ xẻ, rút kinh nghiệm. Kết quả kỳ thi không phải chỉ để xét công nhận tốt nghiệp, làm cơ sở trường ĐH xét tuyển - mà còn giúp điều chỉnh nội dung chương trình, phương pháp tổ chức dạy học…
Nhấn mạnh chuyên đề chính của hội nghị là về tuyển sinh, theo Bộ trưởng, kế hoạch tuyển sinh đã có, hướng dẫn đã đầy đủ và phần lớn trường ĐH rất tích cực xây dựng đề án tuyển sinh, phương án xét tuyển….
Lưu ý việc đảm bảo chất lượng ngay từ khâu tuyển sinh đầu vào, nhưng Bộ trưởng cũng lưu ý, nay chúng ta tiếp cận theo khung trình độ quốc gia; chuẩn chất lượng không phải chú trọng đầu vào mà cần chú trọng quá trình tổ chức đào tạo và chất lượng đầu ra.
Đối với mảng ĐH, Bộ GD&ĐT sẽ quan tâm chỉ đạo quyết liệt là chất lượng, chất lượng và chất lượng. Các cơ sở giáo dục ĐH phải minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và thực hiện nghiêm kiểm định chất lượng, chú trọng kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định trường, để ngành đào tạo nào kém chất lương, sau thời gian không cải thiện được thì đóng cửa. Các trường ĐH phải bình đẳng trong cạnh tranh về chất lượng, tránh có tình trạng góc khuất, điểm tối để các trường có thể lợi dụng.
“Tôi đề nghị chúng ta cùng nhau thống nhất nâng cao nhận thức và quyết tâm từng bước thực hiện một nền giáo dục ĐH đích thực, chất lượng. Chúng ta không sợ thiếu nguồn đầu vào mà là sợ chất lượng không đáp ứng được và đặc biệt là không trung thực trong công bố chất lượng” – Bộ trưởng chia sẻ.
Cũng trong phát biểu khai mạc, Bộ trưởng dành thời gian lưu ý về thực hiện tự chủ ĐH, trong đó có thành lập/ kiện toàn Hội đồng trường; thay đổi tư duy từ quản lý sang quản trị ĐH; tự chủ đi kèm trách nhiệm giải trình; lưu ý về sứ mạng của trường ĐH không chỉ là đào tạo; về công tác truyền thông…
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì tại đầu cầu Hà Nội. Đồng chủ trì gồm có: PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH; PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội; PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Dự điểm cầu Hà Nội có ông Nguyễn Tất Thắng – Phó Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội; hơn 500 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm Khu vực phía Bắc.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An chủ trì tại đầu cầu TP Hồ Chí Minh. PGS.TS. Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH và PGS.TS.Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đồng chủ trì Hội nghị với sự tham dự của đại điện 350 trường đại học và cao đẳng sư phạm Khu vực Phía Nam.
TS. Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GDĐH, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng và PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế sẽ đồng chủ trì Hội nghị tại đầu cầu Đà Nẵng, với sự tham dự của gần200 đại biểu đến từ các trường đại học và cao đẳng sư phạm Khu vực Miền Trung.
- Khánh Hòa thiếu gần 700 giáo viên
- 3 huyện miền núi Hà Tĩnh đồng loạt khai giảng vào ngày 9/9
- GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm khích lệ, cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chào mừng năm học mới
- TP.HCM: Mở cửa bán SGK tất cả các ngày trong tuần
- Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ “điểm nghẽn”: Tín hiệu tích cực
- Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh
- Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
- Lãnh đạo Bộ sử dụng chữ ký số, chuyển học bạ sang dữ liệu điện tử
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”
- Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới
- Đa sắc màu dạy học tiếp cận giáo dục STEM
- “Điểm sàn” đại học: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu
- Động lực cạnh tranh trong giáo dục đại học
- Vi phạm quy định tuyển sinh có thể mất quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm
- Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?
- Hòa Bình: Sàng lọc, tinh giản biên chế ngành Giáo dục
- Luật Giáo dục 2019: 4 quy định mới mọi giáo viên cần lưu tâm
- Luật Giáo dục ĐH (Sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, được kỳ vọng thúc đẩy phát triển toàn diện nền Giáo dục
- TP.HCM sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
- Lưu ý quan trọng qua tập huấn phần mềm tuyển sinh năm 2019
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại Hòa Bình
- Tổ in sao đề thi phải làm việc với tấm lòng nhà giáo
- Tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về KHCN sử dụng ngân sách nhà nước
- Xã hội học tập: Cần xây dựng tiêu chí “đơn vị học tập”
- Cùng địa phương gỡ khó
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Đặc biệt coi trọng khâu thanh tra, kiểm tra
- Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á mang vinh quang trở về
- Lưu ý giáo trình dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3,4,5 năm học 2019-2020
- Hà Nội đảm bảo kì thi THPT quốc gia an toàn, minh bạch
- Không thể phủ nhận nỗ lực đổi mới giáo dục
- Tìm lời giải bài toán thừa - thiếu giáo viên
- Ngành Giáo dục Hà Nội triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm
- Một thí sinh của Hà Nội đăng kí 50 nguyện vọng xét tuyển
- Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
- Hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019
- Trường khối quân đội trả 7 thí sinh về địa phương sau chấm thẩm định
- Vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018: Xử lý đúng người, đúng tội
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới
- Bài học thành công của giáo dục Việt Nam cần được chia sẻ rộng rãi hơn