- Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
Thứ Ba 20/8/2019
- Cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái.Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) GD&TĐ - Cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái. Ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) – chia sẻ như vậy bên lề đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non hôm nay (19/8).
- Đợt tập huấn này tập trung nâng cao năng lực gì cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non, thưa ông?
Đợt tập huấn chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non diễn ra trong 2 ngày 19-20/8 với các chuyên đề: Hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non; tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên mầm non (GVMN) trong chăm sóc giáo dục trẻ; tập huấn E-learning cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Đây là những chuyên đề quan trọng mà chúng tôi đã mời chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng nội dung này cho giáo viên cốt cán ở địa phương để triển khai tốt hơn ở các cơ sở giáo dục mầm non.
Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Muốn giảm áp lực cho giáo viên, Bộ GD&ĐT đã và đang phối hợp với Bộ Nội vụ, các địa phương, Bộ ban ngành khác để từng bước hỗ trợ bố trí đủ giáo viên theo quy định. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một cách nhằm giảm áp lực cho giáo viên.
Tình huống nếu giáo viên có nghiệp vụ tốt thì không thành vấn đề, không tạo áp lực; nhưng nếu giáo viên không có kỹ năng giải quyết tình huống sẽ tạo nên những áp lực rất lớn - đây cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ.
Để nâng cao năng lực giáo viên thì việc tự học là căn bản, hiện nay các đợt tập huấn không thể tập huấn đến từng giáo viên được cho nên chủ trương của Bộ GD&ĐT là tài liệu hóa những hướng dẫn của Bộ.
Những tài liệu hướng dẫn nếu chỉ đi theo con đường xuất bản thì nhiều giáo viên không tiếp cận được, nên theo chủ trương của Bộ trưởng là các cấp học phải đẩy mạnh cung cấp dữ liệu trên mạng, e-learning cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Nội dung hỗ trợ trường mầm non trong việc tổ chức phối hợp với cha mẹ trẻ rất quan trọng vì đây là mảng hiện nay còn hạn chế trong giáo dục mầm non ở Việt Nam. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ trẻ và nhà trường, không có sự thống nhất về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục thì rất khó nâng cao chất lượng chăm sóc các cháu.
Ví dụ, ở trường các cô giáo dục và rèn tính tự lập cho các cháu nhưng về nhà bố mẹ lại nuông chiều thì khó đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình thì việc giáo dục, chăm sóc các cháu sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Tôi cho rằng việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là việc mà thời gian tới, ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non cần đẩy mạnh.
Các đại biểu tham dự tập huấn - Bạo hành trẻ mầm non thường xảy ra ở khối ngoài công lập, Vậy việc quản lý, tập huấn giáo viên mầm non ngoài công lập như thế nào?
Việc tập huấn được triển khai ở tất cả các loại hình, từ các trường công lập, ngoài công lập cho đến các cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng có những chương trình hỗ trợ riêng cho đội ngũ giáo viên, quản lý trường tư thục như đề án 404 của Thủ tướng về hỗ trợ, phát triển nhóm lớp độc lập, tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020.
Phòng GD&ĐT của các địa phương phải mời đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non công lập, ngoài công lập và nhóm lớp độc lập đến tham dự các khóa tập huấn về hướng dẫn giáo viên xử lý các tình huống sư phạm thường gặp trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Phòng GD&ĐT phải có trách nhiệm triển khai các khóa tập huấn ở địa phương. Trong đó cách tốt nhất để giảm áp lực, sai sót là nâng cao năng lực của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất cho thầy cô có chế độ làm việc ổn định, thoải mái.
- Việc tăng cường kỹ năng cho các trường được giám sát thế nào để tránh những sự việc đáng tiếc, thưa ông?
Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT là ban hành các quy định và hướng dẫn, đốc thúc địa phương tiếp cận với những văn bản này, trách nhiệm của địa phương là kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện đúng quy định trên.
Nếu cơ sở hay cá nhân nào đó thực hiện không đúng thì người quản lý nhà nước trực tiếp (đối với trường mầm non là Chủ tịch UBND quận huyện, đối với cơ sở nhóm lớp độc lập tư thục là Chủ tịch phường xã) có trách nhiệm phải xử lý những tình huống này.
Còn trong nhà trường, nếu thực hiện sai những quy định của Bộ GD&ĐT thì trách nhiệm thuộc về Hiệu trưởng, sau đó là giáo viên thực hiện việc đó.
- Xin cảm ơn ông!
- Khánh Hòa thiếu gần 700 giáo viên
- 3 huyện miền núi Hà Tĩnh đồng loạt khai giảng vào ngày 9/9
- GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm khích lệ, cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chào mừng năm học mới
- TP.HCM: Mở cửa bán SGK tất cả các ngày trong tuần
- Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ “điểm nghẽn”: Tín hiệu tích cực
- Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh
- Lãnh đạo Bộ sử dụng chữ ký số, chuyển học bạ sang dữ liệu điện tử
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”
- Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới
- Đa sắc màu dạy học tiếp cận giáo dục STEM
- “Điểm sàn” đại học: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu
- Động lực cạnh tranh trong giáo dục đại học
- Vi phạm quy định tuyển sinh có thể mất quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm
- Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?
- Hội nghị tuyển sinh trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
- Hòa Bình: Sàng lọc, tinh giản biên chế ngành Giáo dục
- Luật Giáo dục 2019: 4 quy định mới mọi giáo viên cần lưu tâm
- Luật Giáo dục ĐH (Sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, được kỳ vọng thúc đẩy phát triển toàn diện nền Giáo dục
- TP.HCM sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
- Lưu ý quan trọng qua tập huấn phần mềm tuyển sinh năm 2019
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại Hòa Bình
- Tổ in sao đề thi phải làm việc với tấm lòng nhà giáo
- Tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về KHCN sử dụng ngân sách nhà nước
- Xã hội học tập: Cần xây dựng tiêu chí “đơn vị học tập”
- Cùng địa phương gỡ khó
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Đặc biệt coi trọng khâu thanh tra, kiểm tra
- Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á mang vinh quang trở về
- Lưu ý giáo trình dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3,4,5 năm học 2019-2020
- Hà Nội đảm bảo kì thi THPT quốc gia an toàn, minh bạch
- Không thể phủ nhận nỗ lực đổi mới giáo dục
- Tìm lời giải bài toán thừa - thiếu giáo viên
- Ngành Giáo dục Hà Nội triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm
- Một thí sinh của Hà Nội đăng kí 50 nguyện vọng xét tuyển
- Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
- Hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019
- Trường khối quân đội trả 7 thí sinh về địa phương sau chấm thẩm định
- Vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018: Xử lý đúng người, đúng tội
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới
- Bài học thành công của giáo dục Việt Nam cần được chia sẻ rộng rãi hơn