- GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc
Thứ Hai 9.9.2019 - Trong năm học mới 2019-2020, ngành GD-ĐT xác định việc dạy giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả.
- GD&TĐ - Trong năm học mới 2019-2020, ngành GD-ĐT xác định việc dạy giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu và quyết tâm triển khai hiệu quả.Khắc phục tình trạng “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”
Trong năm học vừa qua, liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra tại nhiều địa phương trong cả nước đã gây bức xúc trong xã hội. Để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như tác động của internet, mạng xã hội... Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản vẫn từ phía gia đình và nhà trường.
Ở góc độ gia đình, phẩm chất, lối sống của phụ huynh tác động rất lớn đến con cái. Mọi hành vi, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cha mẹ đều tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, còn tình trạng gia đình “khoán trắng” việc giáo dục con cái cho nhà trường...
Về phía nhà trường, vẫn còn phổ biến tình trạng giáo dục “nặng dạy chữ, nhẹ dạy người”. Chương trình, nội dung giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục kỹ năng sống còn nhiều bất cập, chưa phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và nhận thức của HS, chậm đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục, nhất là chưa quan tâm đúng mức giáo dục kỹ năng sống.
Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HSSV chưa thật sự hiệu quả. Đặc biệt, chưa phát huy được vai trò của cha mẹ HS trong việc phát hiện, phối hợp với nhà trường để giáo dục các HS cá biệt, có biểu hiện khác thường, cần được hỗ trợ và can thiệp sớm.
Ngành cũng chú trọng công tác xây dựng kỷ cương, nề nếp, dân chủ trong trường học và tạo môi trường để HSSV rèn luyện, phấn đấu. Duy trì việc hát Quốc ca trong lễ chào cờ, phân công HSSV trực tiếp, thường xuyên tham gia trực nhật lớp, lao động, làm đẹp cảnh quan khuôn viên nhà trường. - Ông Bùi Văn LinhÔng Bùi Văn Linh- Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đã đề ra nhiệm vụ chung cho toàn ngành là nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HSSV. Chú trọng xây dựng văn hóa trường học, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện...
Ngành giáo dục sẽ tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác này như nhân lực, cơ sở vật chất, tài liệu thực hành. Hướng dẫn HSSV tham gia chuyên mục “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa”, khuyến khích cán bộ, nhà giáo, HSSV xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ.
Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho HSSV là công việc rất quan trọng của ngành GD.
Các địa phương sẵn sàng vào cuộc
Đánh giá về những tồn tại của ngành Giáo dục Thủ đô trong năm học vừa qua, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng: Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho HS chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, còn một bộ phận HS vi phạm đạo đức. Ở một số nơi còn để xảy ra hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, thiếu trách nhiệm trong chăm sóc, giáo dục HS, khiến phụ huynh chưa yên tâm.
Vì vậy, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học mới, lãnh đạo ngành đã trực tiếp nhắc nhở, chấn chỉnh, yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường có giải pháp cụ thể, quyết tâm khắc phục căn bản những vấn đề còn tồn tại để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho nhân dân.
Ông Đỗ Văn Lợi - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết: Nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD-ĐT Hải Phòng trong năm học này là tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đưc lối sống, kĩ năng sống cho HSSV. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh, thân thiện.
Sở sẽ sớm triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy gắn với các hoạt động giáo dục bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Phát huy hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.
Những giải pháp mà ngành GD-ĐT Hưng Yên đề ra trong năm học tới là tăng cường công tác phối hợp và thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, giáo dục HS. Xây dựng cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quản lý, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện và giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.Khẳng định ngành GD-ĐT Hưng Yên sẽ chú trọng xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng tốt đẹp trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên nhấn mạnh: Các trường học trong tỉnh sẽ tăng cường giáo dục đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục, rèn luyện HS; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, dân chủ, kỷ cương.
Còn tại Quảng Ninh, bà Vũ Liên Oanh - Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ninh chia sẻ: Trong hoạt động dạy học, phải coi trọng việc đạo đức lối sống cho HSSV song song với việc dạy văn hóa. Mỗi cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phải gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất nhà giáo, nêu gương cho HS từ những việc nhỏ nhất..
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, cha mẹ học sinh cần luôn tin tưởng, tôn trọng, có sự quan tâm sát sao và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để cùng giáo dục HS.
- Khánh Hòa thiếu gần 700 giáo viên
- 3 huyện miền núi Hà Tĩnh đồng loạt khai giảng vào ngày 9/9
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm khích lệ, cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chào mừng năm học mới
- TP.HCM: Mở cửa bán SGK tất cả các ngày trong tuần
- Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ “điểm nghẽn”: Tín hiệu tích cực
- Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh
- Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
- Lãnh đạo Bộ sử dụng chữ ký số, chuyển học bạ sang dữ liệu điện tử
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”
- Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới
- Đa sắc màu dạy học tiếp cận giáo dục STEM
- “Điểm sàn” đại học: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu
- Động lực cạnh tranh trong giáo dục đại học
- Vi phạm quy định tuyển sinh có thể mất quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm
- Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?
- Hội nghị tuyển sinh trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
- Hòa Bình: Sàng lọc, tinh giản biên chế ngành Giáo dục
- Luật Giáo dục 2019: 4 quy định mới mọi giáo viên cần lưu tâm
- Luật Giáo dục ĐH (Sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, được kỳ vọng thúc đẩy phát triển toàn diện nền Giáo dục
- TP.HCM sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
- Lưu ý quan trọng qua tập huấn phần mềm tuyển sinh năm 2019
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại Hòa Bình
- Tổ in sao đề thi phải làm việc với tấm lòng nhà giáo
- Tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về KHCN sử dụng ngân sách nhà nước
- Xã hội học tập: Cần xây dựng tiêu chí “đơn vị học tập”
- Cùng địa phương gỡ khó
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Đặc biệt coi trọng khâu thanh tra, kiểm tra
- Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á mang vinh quang trở về
- Lưu ý giáo trình dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3,4,5 năm học 2019-2020
- Hà Nội đảm bảo kì thi THPT quốc gia an toàn, minh bạch
- Không thể phủ nhận nỗ lực đổi mới giáo dục
- Tìm lời giải bài toán thừa - thiếu giáo viên
- Ngành Giáo dục Hà Nội triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm
- Một thí sinh của Hà Nội đăng kí 50 nguyện vọng xét tuyển
- Phát huy mô hình gia đình- nhà trường- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên
- Hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019
- Trường khối quân đội trả 7 thí sinh về địa phương sau chấm thẩm định
- Vụ nâng điểm thi THPT quốc gia 2018: Xử lý đúng người, đúng tội
- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới
- Bài học thành công của giáo dục Việt Nam cần được chia sẻ rộng rãi hơn