- Tăng cường thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình, sách giáo khoa
- GD&TĐ - Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có nội dung về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- GD&TĐ - Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có nội dung về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa/internet. Đây là thông tin trong báo cáo giải trình của Chính phủ về một số vấn đề cần lưu ý qua giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông gửi Đoàn Giám sát của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, đối với nhận định "Công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai biên soạn, thực hiện chương trình, biên soạn, thẩm định và phát hành sách giáo khoa chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện, xử lý vướng mắc, sai phạm. Đề nghị Chính phủ cho biết quan điểm về vấn đề này và phương hướng thực hiện trong thời gian tới", Chính phủ có ý kiến như sau:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra - một trong những chức năng quan trọng trong công tác quản lý nhà nước, chỉ đạo, điều hành.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo Bộ GD&ĐT chủ động thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa, hoàn thiện quy định về biên soạn, phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương và tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; yêu cầu các địa phương tập trung thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc mua sắm trang thiết bị giáo dục và việc lựa chọn sách giáo khoa; ban hành quy định về công tác kiểm tra làm cơ sở pháp lý triển khai nhiệm kiểm tra.
Mặc dù đã tích cực, chủ động chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ nêu trên, công tác thanh tra, kiểm tra về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn còn những khó khăn, hạn chế; việc thực hiện trách nhiệm thanh tra, kiểm tra đối với nội dung nêu trên của các địa phương theo phân cấp của Chính phủ và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT còn hạn chế, thiếu kết quả; công tác xử lý sau thanh tra còn chưa triệt để.
Quan điểm của Chính phủ về vấn đề này và phương hướng thực hiện trong thời gian tới như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã được Chính phủ phân công, phân cấp cho Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành và các địa phương tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn (trong đó có việc lựa chọn sách giáo khoa) thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Thanh tra Chính phủ và các địa phương thực hiện rà soát quy định pháp luật còn bất cập trong thanh tra, kiểm tra về công tác biên soạn, thẩm định, phát hành sách giáo khoa; có chế tài xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm; chỉ đạo Bộ GD&ĐT tiếp tục ưu tiên xây dựng định hướng chương trình thanh tra, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có nội dung về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đồng thời, cần tập trung nguồn lực ưu tiên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch kết quả thanh tra, kiểm tra theo quy định để các chủ thể quản lý và xã hội giám sát.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố thực hiện thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc lựa chọn sách giáo khoa trên địa bàn theo thẩm quyền quản lý.
Theo GD&TĐ Online
- Sở GD&ĐT TPHCM ký kết thỏa thuận hợp tác với HAITA
- Bộ GD&ĐT thông báo thẩm định đợt 2 sách giáo khoa lớp 9, lớp 12
- Luật Nhà giáo để tạo động lực cho thầy cô yên tâm công tác
- Đưa môn Âm nhạc, Mỹ thuật vào THPT thuận lợi cho học sinh phát triển năng khiếu
- Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh ĐH
- Giải pháp căn cơ
- Gỡ nút thắt hợp tác quốc tế trong giáo dục Đại học
- Chương trình Giáo dục Mầm non cần có bước đi bài bản, liên thông
- 5 lưu ý trong tiếp tục triển khai Chương trình GDPT 2018
- Tình trạng số lượng thí sinh ảo luôn là nỗi lo với các trường ĐH mùa tuyển sinh
- Hơn 1 triệu thí sinh THPT cả nước làm bài thi môn ngữ văn
- Thi tốt nghiệp THPT: Những điều 'cốt tử' thí sinh cần ghi nhớ
- Xếp loại học sinh theo quy định mới: Chưa phù hợp với định hướng nghề nghiệp
- TPHCM: Hơn 1.500 học trò mồ côi, chục ngàn giáo viên mất việc vì Covid-19
- Đắk Lắk: Học sinh THCS,THPT "vùng xanh" đến trường học từ ngày mai 15/9
- Thanh Hóa - Quảng Trị: Học sinh những nơi hết giãn cách được đến trường học
- Khánh Hòa thiếu gần 700 giáo viên
- 3 huyện miền núi Hà Tĩnh đồng loạt khai giảng vào ngày 9/9
- GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm khích lệ, cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chào mừng năm học mới
- TP.HCM: Mở cửa bán SGK tất cả các ngày trong tuần
- Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ “điểm nghẽn”: Tín hiệu tích cực
- Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh
- Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
- Lãnh đạo Bộ sử dụng chữ ký số, chuyển học bạ sang dữ liệu điện tử
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”
- Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới
- Đa sắc màu dạy học tiếp cận giáo dục STEM
- “Điểm sàn” đại học: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu
- Động lực cạnh tranh trong giáo dục đại học
- Vi phạm quy định tuyển sinh có thể mất quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm
- Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?
- Hội nghị tuyển sinh trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
- Hòa Bình: Sàng lọc, tinh giản biên chế ngành Giáo dục
- Luật Giáo dục 2019: 4 quy định mới mọi giáo viên cần lưu tâm
- Luật Giáo dục ĐH (Sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, được kỳ vọng thúc đẩy phát triển toàn diện nền Giáo dục
- TP.HCM sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
- Lưu ý quan trọng qua tập huấn phần mềm tuyển sinh năm 2019
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại Hòa Bình
- Tổ in sao đề thi phải làm việc với tấm lòng nhà giáo