- Dự thảo sửa đổi quy định xây dựng, chỉnh sửa chương trình GDPT
- GD&TĐ - Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), Bộ GD&ĐT tổ chức đánh giá, xem xét, chỉnh sửa chương trình GDPT (nếu cần thiết).
GD&TĐ - Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông (GDPT), Bộ GD&ĐT tổ chức đánh giá, xem xét, chỉnh sửa chương trình GDPT (nếu cần thiết).
Cô trò Trường THPT Ban Mai, Hà Đông, Hà Nội. Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình GDPT; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 14/2017/TT-BGDĐTngày 6/6/2017.
Nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến xây dựng chương trình GDPT, chỉnh sửa chương trình GDPT.
Theo dự thảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển chương trình GDPT (Ban chỉ đạo).
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc xây dựng và chỉnh sửa chương trình GDPT.
Thành phần Ban chỉ đạo gồm: Trưởng ban là Lãnh đạo Bộ GD&ĐT; các Phó Trưởng ban là Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT; thư kí và các ủy viên. Tổ thư kí giúp việc Ban chỉ đạo gồm Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, chuyên viên, nghiên cứu viên và giảng viên.
Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập Ban xây dựng chương trình GDPT.
Thành phần Ban xây dựng chương trình GDPT gồm các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên. Ban xây dựng chương trình GDPT gồm có tiểu ban chương trình tổng thể và các tiểu ban chương trình môn học.
Tiểu ban chương trình tổng thể có Trưởng tiểu ban đồng thời là Tổng chủ biên chương trình GDPT, các thành viên là trưởng tiểu ban xây dựng chương trình môn học. Số lượng thành viên mỗi tiểu ban có ít nhất 5 người. Quy chế hoạt động của Ban xây dựng chương trình GDPT do Ban xây dựng chương trình GDPT xây dựng trình Trưởng Ban chỉ đạo xem xét, quyết định.
Ban xây dựng chương trình GDPT có nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể và các chương trình môn học theo quy định; chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chất lượng của chương trình GDPT; báo cáo Ban chỉ đạo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng thẩm định chương trình về dự thảo chương trình; hoàn thiện dự thảo chương trình GDPT.
Ban xây dựng chương trình GDPT thực hiện các công việc sau: Xây dựng dự thảo chương trình tổng thể và xây dựng dự thảo các chương trình môn học. Tổ chức thực nghiệm chương trình: Nội dung thực nghiệm tập trung vào những điểm mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và điều kiện tổ chức thực hiện chương trình trong cơ sở giáo dục. Việc triển khai thực nghiệm chương trình GDPT theo kế hoạch được Trưởng Ban chỉ đạo phê duyệt…
Trong quá trình thực hiện chương trình GDPT, Bộ GD&ĐT tổ chức đánh giá chương trình GDPT, xem xét, chỉnh sửa chương trình GDPT (nếu cần thiết).
Trưởng Ban chỉ đạo quyết định thành lập Ban chỉnh sửa chương trình GDPT. Thành phần Ban chỉnh sửa chương trình GDPT gồm các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, giảng viên và giáo viên.
Ban chỉnh sửa chương trình GDPT có nhiệm vụ chỉnh sửa chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học theo quy định; chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về chất lượng của chương trình GDPT được chỉnh sửa; báo cáo Ban chỉ đạo kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến của các tổ chức, cá nhân và ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung chỉnh sửa; hoàn thiện dự thảo chương trình GDPT được chỉnh sửa...
Về quy trình chỉnh sửa chương trình GDPT, Ban chỉnh sửa chương trình GDPT thực hiện các công việc sau:
Nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa chương trình tổng thể hoặc chương trình môn học. Xin ý kiến góp ý nội dung chỉnh sửa; thực nghiệm nội dung chỉnh sửa nếu là xây dựng chương trình môn học mới.
Tổ chức thẩm định nội dung chỉnh sửa, theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành chương trình được chỉnh sửa.
Ngoài ra, dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 8: “2. Người tham gia xây dựng dự thảo chương trình, dự thảo chương trình chỉnh sửa thì không tham gia thẩm định chương trình có dự thảo đó.”.
Bổ sung khoản 3, Điều 8: “Trường hợp đặc biệt không đáp ứng được tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định.”
Cùng với đó,dự thảo sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 9; sửa đổi, bổ sung Điều 11, Điều 12.
Theo Báo GD&TĐ
- Nóng trong tuần: Kiểm tra chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT tại các địa phương
- Sinh viên Việt mang xe hydro đua với thế giới
- TP HCM: Đề xuất 1.893 tỉ đồng hỗ trợ học phí năm học 2024-2025
- Xử lý bình tĩnh, thấu đáo các tình huống trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kéo dài thời gian đăng ký xét tuyển đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TPHCM
- Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm chuẩn xét tuyển tài năng 2024
- Góp ý dự thảo Luật Nhà giáo: Chú ý đến chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo
- Điểm chuẩn học bạ THPT năm 2024 được Lao Động cập nhật nhanh chóng chính xác nhất.
- Điểm chuẩn Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Giáo dục học sinh qua các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa
- GD đạo đức học sinh - địa phương sẵn sàng vào cuộc
- Lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm khích lệ, cùng hơn 22 triệu học sinh cả nước chào mừng năm học mới
- TP.HCM: Mở cửa bán SGK tất cả các ngày trong tuần
- Xã hội hóa giáo dục - tháo gỡ “điểm nghẽn”: Tín hiệu tích cực
- Để ngày khai trường thực sự trở thành ngày hội của học sinh
- Nâng cao năng lực giáo viên mầm non - cách tốt nhất giảm áp lực, sai sót
- Lãnh đạo Bộ sử dụng chữ ký số, chuyển học bạ sang dữ liệu điện tử
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT khuyến khích khai giảng “không bóng bay”
- Giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới
- Đa sắc màu dạy học tiếp cận giáo dục STEM
- “Điểm sàn” đại học: Không đánh đổi chất lượng để tuyển đủ chỉ tiêu
- Động lực cạnh tranh trong giáo dục đại học
- Vi phạm quy định tuyển sinh có thể mất quyền tự xác định chỉ tiêu trong 5 năm
- Trường ĐH phải làm gì để triển khai Luật mới?
- Hội nghị tuyển sinh trực tuyến tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM
- Hòa Bình: Sàng lọc, tinh giản biên chế ngành Giáo dục
- Luật Giáo dục 2019: 4 quy định mới mọi giáo viên cần lưu tâm
- Luật Giáo dục ĐH (Sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, được kỳ vọng thúc đẩy phát triển toàn diện nền Giáo dục
- TP.HCM sẵn sàng cho kỳ thi THPT Quốc gia 2019
- Lưu ý quan trọng qua tập huấn phần mềm tuyển sinh năm 2019
- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2019 tại Hòa Bình
- Tổ in sao đề thi phải làm việc với tấm lòng nhà giáo
- Tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin về KHCN sử dụng ngân sách nhà nước
- Xã hội học tập: Cần xây dựng tiêu chí “đơn vị học tập”
- Cùng địa phương gỡ khó
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Đặc biệt coi trọng khâu thanh tra, kiểm tra
- Đoàn Việt Nam dự thi Olympic Vật lí Châu Á mang vinh quang trở về
- Lưu ý giáo trình dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3,4,5 năm học 2019-2020
- Hà Nội đảm bảo kì thi THPT quốc gia an toàn, minh bạch
- Không thể phủ nhận nỗ lực đổi mới giáo dục